iPad bị liệt vào sản phẩm tuân theo quy định kỹ thuật số khắt nghiệt của Châu Âu

Hệ sinh thái iPadOS của Apple sẽ phải tuân thủ Đạo luật thị trường kỹ thuật số của Châu Âu. Ảnh: @Image-Unsplash.

Mới đây, Ủy ban Châu Âu đã chỉ định hệ điều hành iPadOS của Apple là dịch vụ mới nhất buộc phải tuân theo các quy tắc hàng đầu của Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act, viết tắt là DMA).

Sau cuộc điều tra kéo dài gần 8 tháng về việc liệu hệ điều hành sinh thái máy tính bảng iPadOS của Apple có đủ sức mạnh thị trường để phải đảm bảo tuân theo các quy định chặt chẽ hơn hay không, mới đây Ủy ban Châu Âu cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp dụng các quy tắc cạnh tranh công bằng trên thị trường hàng đầu của mình dành cho hệ điều hành sinh thái iPadOS của Apple, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng cạnh tranh tiềm ẩn, trước khi chúng xuất hiện và gây ảnh hưởng nhất định.

Động thái này đã mở rộng số lượng nền tảng dịch vụ thuộc sở hữu của Apple tiếp tục bị quản lý theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) lên bốn, và tiếp tục tăng thêm nhiều rủi ro pháp lý cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Apple có sáu tháng để đảm bảo hệ sinh thái máy tính bảng iPad của mình tuân theo một loạt các biện pháp tuân thủ theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số hàng đầu của EU. Nước đi này có thể tạo ra những thay đổi đáng kể về cách Apple vận hành nền tảng hệ điều hành máy tính bảng iPad ở EU.

Ở đây, Apple sẽ phải đảm bảo tuân thủ một loạt các quy định theo đạo luật DMA, chẳng hạn như lệnh cấm đối với những công ty được xem là “người gác cổng công nghệ” đã và đang có thể tự ưu tiên các dịch vụ của mình trước các đối thủ khác, yêu cầu cho phép iPad có thể tải được các ứng dụng từ nguồn của bên thứ ba, người dùng iPad có thể tiếp cận các tùy chọn thanh toán của bên thứ ba, cũng như có thể gỡ cài đặt ứng dụng gốc vốn được tải sẵn trên các thiết bị iPad.

Nếu Apple không tuân thủ Hệ sinh thái iPadOS theo các quy tắc DMA, công ty có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu hoặc lên tới 20% nếu tái phạm.

Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách chính sách cạnh tranh EU, Margrethe Vestager cho biết: “Quyết định của EU đưa iPad vào phạm vi tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) sẽ đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường được duy trì. Đạo luật DMA là một công cụ năng động cho phép chúng ta giải quyết các vấn đề thực tế của thị trường kỹ thuật số. Hôm nay, chúng tôi đã đưa iPadOS của Apple vào phạm vi nghĩa vụ phải tuân theo DMA, bởi iPadOS tạo thành một cửa ngõ quan trọng mà Apple dựa vào để tiếp cận khách hàng của họ. Quyết định hôm nay sẽ đảm bảo tính cạnh tranh công bằng phải được duy trì trên nền tảng này, bên cạnh 22 dịch vụ khác mà chúng tôi đã chỉ định vào tháng 9 năm ngoái. Apple có sáu tháng để làm cho iPadOS tuân thủ theo DMA”.

Có thể thấy, quyết định này là một mất mát đối với Apple có trụ sở tại California, công ty sẽ phải điều chỉnh hệ điều hành iPadOS của mình để đáp ứng một loạt nghĩa vụ tuân thủ và lệnh cấm mới. Người phát ngôn của Apple cho biết, công ty vẫn tập trung vào việc cung cấp cho người tiêu dùng Châu Âu, đồng thời giảm thiểu rủi ro bảo mật dữ liệu, và quyền riêng tư mới mà đạo luật DMA đặt ra.

Mùa thu năm ngoái, Ủy ban Châu Âu đã chỉ định nền tảng di động iOS, App Store và trình duyệt Safari của Apple phải tuân theo đạo luật DMA. Chế độ này đưa ra các hình phạt cứng rắn đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào, lên tới 10% doanh thu hàng năm trên toàn cầu, hoặc thậm chí nhiều hơn nếu tái phạm.

Thực ra, Apple là một trong những nhà phê bình công khai mạnh mẽ nhất về đạo luật DMA. Công ty tuyên bố đạo luật mở ra các mối đe dọa về quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng. Hệ điều hành di động iOS, App Store và trình duyệt Safari của công ty đã là mục tiêu của đạo luật, nhưng Apple đã thách thức việc chỉ định một số dịch vụ nhất định của mình tuân theo đạo luật lên Tòa án chung của EU ở Luxembourg, với các phiên điều trần dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Có thể thấy, Đạo luật DMA của EU tấn công vào trung tâm mô hình kinh doanh của 6 công ty công nghệ hùng mạnh nhất thế giới được coi là “người gác cổng” kỹ thuật số. Ngoài Apple, còn có Microsoft, Meta, Google của Alphabet, Amazon, và chủ sở hữu TikTok ByteDance Ltd, tất cả đều là mục tiêu buộc phải tuân theo đạo luật mới, nhằm ngăn chặn họ lạm dụng quyền thống trị của mình trên thị trường công nghệ.

Có thể bạn quan tâm
Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024.

Cảnh báo: Bản cập nhật Chrome giả mạo cài cắm phần mềm độc hại Brokewell, rút tiền tài khoản

Chủ sở hữu Android sử dụng Chrome có lý do để lo lắng khi một mối đe dọa mạng mới có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng của họ và rút tiền từ đó.

Giả mạo website Bộ TT&TT để lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc

Khi truy cập vào trang web ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.

Đang xét xử vụ chống độc quyền: Google trả 20 tỷ USD cho Apple để đặt công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari

Một tài liệu xét xử chống độc quyền mới nhất do Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) công bố cho thấy Google đã trả Apple số tiền 20 tỷ USD vào năm 2022 để Google là công cụ tìm kiếm mặc định của Safari trên iPhone, iPad và Mac.

Ra mắt Tiangong, robot hình người chạy điện đạt 6 km/h đầu tiên thế giới

Trung Quốc vừa ra mắt “Tiangong” (Thiên Cung): Robot hình người chạy hoàn toàn bằng điện, có khả năng chạy với tốc độ 6 km/h đầu tiên thế giới.

Tại sao AI lại đắt đến vậy?

Việc thúc đẩy các mô hình AI lớn hơn, cũng như cần nhiều chip và trung tâm máy chủ dữ liệu hơn để hỗ trợ xây dựng chúng đang đẩy chi phí trong các công ty công nghệ lên cao.

Các nhà mạng lớn của Mỹ bị phạt gần 200 triệu USD vì bán dữ liệu vị trí khách hàng

Sau khi điều tra, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission, viết tắt là FCC) đã áp dụng mức phạt tập thể 196 triệu USD đối với các nhà mạng lớn, do họ đã chia sẻ trái phép dữ liệu vị trí của khách hàng. Hành động này nêu bật lập trường quan trọng trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng.

Apple xóa 3 ứng dụng khỏi App Store vì có thể tạo ảnh khiêu dâm bằng AI

Không lâu sau thông tin về công cụ AI của Huawei Pura 70 có thể cởi đồ khỏi hình ảnh được đưa ra, Apple cũng có động thái nhắm vào các ứng dụng tương tự trên App Store.

iTel – nhà mạng di động MVNO kỷ niệm 5 năm có mặt tại Việt Nam kèm chương trình ưu đãi

Ngày 25/4/2024, nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, iTel giới thiệu chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm tri ân khách hàng mang tên “Hi5! Đập tay trúng quà ngay!” với 100.000 phần quà, trong đó giải đặc biệt giá trị cao nhất là 1 lượng vàng 9999.

iPhone ngày càng khó thở ở thị trường Trung Quốc

Dữ liệu mới nhất do IDC công bố cho biết, trong quý đầu tiên, Honor, Huawei và Oppo dẫn đầu với thị phần lần lượt là 17,1%, 17,0% và 15,7%, trở thành ba hãng dẫn đầu thị phần smartphone Trung Quốc.