YouTube làm khó người dùng khi dùng ứng dụng chặn quảng cáo của bên thứ ba

YouTube mở rộng việc trấn áp các trình chặn quảng cáo, nhắm mục tiêu vào các ứng dụng của bên thứ ba. Ảnh: @Google.

Cuộc đàn áp chặn quảng cáo của YouTube hiện đổ bộ sang các ứng dụng của bên thứ ba sử dụng API của YouTube, để cung cấp cho người dùng dịch vụ xem video YouTube, mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo.

Năm ngoái, YouTube đã phát động một nỗ lực toàn cầu, nhằm khuyến khích người dùng cho phép hiển thị quảng cáo khi xem video, hoặc phải nâng cấp lên dịch vụ trả phí YouTube Premium. Họ cũng bắt đầu vô hiệu hóa video đối với người dùng đã bật tiện ích chặn quảng cáo trên các trình duyệt web. Sau giai đoạn thử nghiệm ban đầu vào tháng 6/2023 và triển khai rộng rãi hơn vào tháng 10 năm ngoái, giờ đây trong nỗ lực không ngừng nhằm chống lại các trình chặn quảng cáo, YouTube đã công bố mở rộng đáng kể các chính sách thực thi mới nhất của mình.

Cụ thể, YouTube đang đưa cuộc chiến chống chặn quảng cáo lên thiết bị di động. Trong bản cập nhật mới nhất công bố hôm 15/4, YouTube cho biết rằng, người dùng truy cập video thông qua ứng dụng chặn quảng cáo của bên thứ ba có thể gặp phải sự cố tải vào bộ đệm, hoặc sẽ thấy thông báo lỗi có nội dung “Nội dung không có sẵn trên ứng dụng này”. Điều này giúp hạn chế một cách hiệu quả quyền truy cập vào nội dung YouTube, đối với những người hay dựa vào trình chặn quảng cáo của ứng dụng bên thứ ba.

Rõ ràng, động thái này cho thấy, YouTube đang khiến việc sử dụng các ứng dụng chặn quảng cáo của bên thứ ba đi ngược lại các điều khoản dịch vụ của mình sẽ trở nên khó hoạt động hơn. Động thái này cũng nhằm giải quyết xu hướng số lượng người dùng truy cập YouTube thông qua các ứng dụng bên thứ ba có tính năng chặn quảng cáo ngày càng tăng.

Mặc dù YouTube không trích dẫn các ứng dụng cụ thể được cho là vi phạm quy tắc của mình, nhưng có một số ứng dụng của bên thứ ba hiển thị video YouTube mà không có quảng cáo, chẳng hạn như FreeTube, LibreTube, AdGuard, các ứng dụng này thường hay sử dụng API của YouTube để cung cấp cho người dùng dịch vụ xem video YouTube, mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo.

YouTube cho biết: “Chúng tôi chỉ cho phép các ứng dụng của bên thứ ba sử dụng API của chúng tôi, khi chúng tuân theo Điều khoản dịch vụ dịch vụ API của chúng tôi. Khi chúng tôi phát hiện một ứng dụng vi phạm các điều khoản này, chúng tôi sẽ thực hiện hành động thích hợp để bảo vệ nền tảng, người sáng tạo và người xem của chúng tôi”.

Để giải quyết vấn đề này, YouTube một lần nữa khuyên bạn nên đăng ký YouTube Premium không có quảng cáo. Đây có thể sẽ không phải là tin vui đối với tất cả người dùng xem YouTube thông qua các ứng dụng chặn quảng cáo, nhưng có vẻ như YouTube sẽ không sớm lùi bước trong cuộc chiến chống lại các trình chặn quảng cáo.

Tác động đến người dùng và người sáng tạo

YouTube biện minh cho hành động của mình, bằng cách nhấn mạnh vai trò của doanh thu quảng cáo trong việc hỗ trợ cộng đồng người sáng tạo. Nền tảng này lập luận rằng, các trình chặn quảng cáo cản trở trực tiếp khả năng kiếm thu nhập từ nội dung của người sáng tạo.

Ngoài ra, YouTube nhấn mạnh vai trò của doanh thu quảng cáo trong việc duy trì dịch vụ miễn phí, mà hàng tỷ người trên toàn cầu đã và đang truy cập. Tuy nhiên, những người dùng chỉ trích chính sách mới của Youtube thì cho rằng, mô hình quảng cáo hiện tại có thể xâm phạm và gây gián đoạn trải nghiệm xem. Họ chỉ ra sự phổ biến của các quảng cáo lặp đi lặp lại, nội dung quảng cáo gây hiểu lầm, và cả những lo ngại về quyền riêng tư liên quan đến quảng cáo được nhắm mục tiêu.

Tương lai của việc chặn quảng cáo trên YouTube

Động thái mới nhất của YouTube thể hiện cuộc chiến leo thang giữa nền tảng này và người dùng đang tìm kiếm trải nghiệm xem video không có quảng cáo. Do YouTube ưu tiên người sáng tạo và mô hình tài chính hỗ trợ họ, nên người dùng phải đối mặt với một số lựa chọn nhất định bao gồm: chịu xem video có hiển thị quảng cáo, hoặc phải đăng ký dịch vụ cao cấp (YouTube Premium), hoặc có khả năng mất hoàn toàn quyền truy cập vào nội dung YouTube.

Trước mắt, vẫn còn phải xem hoạt động trấn áp của YouTube sẽ hiệu quả như thế nào về mặt lâu dài. Các nhà phát triển ứng dụng của bên thứ ba có thể tìm ra cách giải quyết để tránh những hạn chế này ra sao. Ngoài ra, một số người dùng có thể chọn chuyển sang các nền tảng video thay thế có chính sách quảng cáo ít nghiêm ngặt hơn.

Cuối cùng, YouTube sẽ cần đạt được sự cân bằng giữa việc hỗ trợ người sáng tạo, tạo doanh thu thông qua quảng cáo và duy trì nền tảng thân thiện với người dùng, phục vụ nhiều đối tượng có sở thích hiển thị quảng cáo khác nhau.

Có thể bạn quan tâm
VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

Chiều 15/4, tại cuộc giao ban Quản lý nhà nước của Bộ TT&TT, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Tesla sa thải hơn 10% nhân lực toàn cầu khiến nhà đầu tư lo lắng

Tesla thông báo với nhân viên rằng, họ sẽ sa thải hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu để cắt giảm chi phí, và hai nhân sự cấp cao cũng đã từ chức, khiến các nhà đầu tư cực kỳ lo ngại về hướng phát triển tiếp theo của Tesla.

Samsung Galaxy AI bổ sung nhiều ngôn ngữ, việc kết nối toàn cầu thêm dễ dàng

Ngoài 13 ngôn ngữ đã có sẵn, mới đây Samsung Electronics đã công bố mở rộng đáng kể khả năng hỗ trợ ngôn ngữ của Galaxy AI.

Trí tuệ nhân tạo trong an ninh mạng: Con dao hai lưỡi

Giống như bất kỳ công nghệ mới nổi nào, luôn có mối lo ngại xung quanh việc áp dụng công nghệ AI sẽ có ý nghĩa tốt xấu ra sao trong lĩnh vực an ninh mạng.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Bộ Công an, công ty Luật, Văn phòng Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa, bị treo

Gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp. Đã có nhiều nạn nhân bị mất tiền do tham gia làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng, đầu tư tài chính, bị lừa đảo tình cảm… Đáng chú ý, lợi dụng tình hình này, các đối tượng tiếp cận người dân đang là nạn nhân bị lừa đảo, để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lần hai đối với họ.

TikTok thử nghiệm dùng người nổi tiếng ảo để bán hàng, liệu có ảnh hưởng đến “nồi cơm” của nhiều người?

Có thông tin cho rằng, TikTok đang phát triển công nghệ nhân vật có sức ảnh hưởng lớn dạng ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp người bán tạo quảng cáo và bán hàng, thông qua video phát trực tiếp trong ứng dụng TikTok.

Chính phủ Anh đề xuất cấm bán smartphone cho trẻ dưới 16 tuổi

Trẻ em dưới 16 tuổi có thể bị cấm mua điện thoại thông minh (smartphone), theo kế hoạch mới đang được các bộ trưởng ở Anh xem xét.

Trung Quốc yêu cầu các nhà mạng rà soát và từ bỏ chip nước ngoài khỏi hệ thống

Trung Quốc đang giáng một đòn mới vào trong cuộc chiến chip khốc liệt với Mỹ, khi đã yêu cầu các công ty viễn thông lớn phải loại bỏ dần chip sản xuất ở nước ngoài khỏi hệ thống mạng của mình. Và các công ty Mỹ như Intel và Advanced Micro Devices Inc (AMD) dự kiến ​​sẽ phải gánh chịu hậu quả từ bước đi mới nhất này của Trung Quốc.

Google rót 1 tỷ USD tăng cường kết nối kỹ thuật số giữa Mỹ với Nhật Bản, Thái Bình Dương

Trong nỗ lực tăng cường kết nối kỹ thuật số giữa Mỹ và Nhật Bản, Google đã tiết lộ kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào việc phát triển hai tuyến cáp ngầm mới. Khoản đầu tư khổng lồ này cũng là một phần trong sáng kiến ​​Pacific Connect.

Meta làm mờ ảnh khỏa thân trong tin nhắn Instagram để bảo vệ trẻ vị thành niên

Meta sẽ làm mờ các tin nhắn Instagram có chứa ảnh khiêu dâm, vì sự an toàn của trẻ vị thành niên. Tính năng này sẽ được bật theo mặc định trên toàn cầu cho người dùng dưới 18 tuổi, và người lớn cũng được khuyến khích kích hoạt.