Nhật Bản trình làng thiết bị 6G đầu tiên thế giới, nhanh hơn 20 lần so với 5G

Các công ty Nhật Bản đã phát triển thiết bị 6G đầu tiên trên thế giới, đưa tương lai kết nối internet chưa từng có này đến gần hơn với thực tế. Ảnh: @insights2techinfo.

Các chuyên gia ở Nhật Bản lần đầu tiên đã truyền dữ liệu ở tốc độ 100 gigabit/giây (Gbps) ở dải bước sóng tần số cao trên khoảng cách 100m.

Công nghệ đã trở nên tiến bộ đáng kể khi kết nối internet được cải thiện trên toàn thế giới. Nó cho phép các thiết bị và ứng dụng của ngành công nghệ trở nên hiệu quả hơn, khi sử dụng vào trong thực tế.

Nếu muốn đưa quá trình số hóa lên một tầm cao mới, trước tiên chúng ta phải nâng cao kết nối toàn cầu. Ngày nay, chúng ta có tốc độ internet 5G, nhưng chúng ta cần một thứ gì đó hơn thế nữa. May mắn thay, các công ty Nhật Bản đã phát triển thiết bị 6G đầu tiên trên thế giới, đưa tương lai kết nối internet chưa từng có này đến gần hơn với thực tế.

Cụ thể, một liên minh các công ty tập đoàn Nhật Bản đã tiết lộ thiết bị nguyên mẫu 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới. Nó có thể truyền dữ liệu với tốc độ khổng lồ 100 gigabit mỗi giây (Gbps), ở khoảng cách lên tới 100m. Đó là sự cải tiến tốc độ gấp 20 lần so với công nghệ 5G hiện tại đạt được.

Thiết bị 6G nguyên mẫu đặc biệt này là kết quả của sự hợp tác giữa các công ty viễn thông hàng đầu của Nhật Bản, bao gồm DOCOMO, NTT Corporation, NEC Corporation và Fujitsu. Kể từ năm 2021, các công ty này đã hợp tác nghiên cứu và phát triển các thiết bị tần số dưới terahertz, dự báo trước buổi bình minh của kỷ nguyên 6G.

Thông cáo báo chí chính thức của nhà phát triển kết nối trực tuyến DOCOMO cũng chia sẻ thêm thông tin chi tiết về dự án 6G mới. Nội dung nêu rõ, mỗi công ty đã xử lý, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để làm nên dự án đặc biệt này:

-DOCOMO đã phân tích cấu hình hệ thống không dây cho các ứng dụng viễn thông 100 GHz. Ngoài ra, họ còn tạo ra thiết bị truyền dẫn không dây với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 100 Gbps trên phạm vi 100m.

-Tập đoàn NTT, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Nhật Bản, đã phát triển thiết bị băng tần 300 GHz cao cấp dùng thử nghiệm truyền tải tốc độ 100 Gbps trong phạm vi 100m.

-NEC Corporation, một công ty CNTT Nhật Bản, đã sản xuất ăng-ten mảng pha chủ động đa phần tử, với hơn 100 phần tử ăng-ten.

-Còn Fujitsu, một công ty điện tử có trụ sở tại Nhật Bản, đã tạo ra chất bán dẫn có thể khuếch đại tín hiệu ở dải tần 100 GHz và 300 GHz với công suất và hiệu suất cao.

Cuối cùng, kết quả là họ đã tạo ra thiết bị 6G đầu tiên trên thế giới. Liên minh đã công bố kết quả thử nghiệm thành công, trong đó các công ty tiết lộ rằng, thiết bị nguyên mẫu có thể đạt tốc độ 100 Gbps trong nhà bằng băng tần 100 gigahertz (GHz) và ngoài trời bằng băng tần 300 GHz ở khoảng cách lên tới 100 mét.

Với tốc độ ngày càng tăng, 6G có thể hỗ trợ vận hành công nghệ giao tiếp ba chiều theo thời gian thực, các trải nghiệm thực tế ảo tăng cường và thực tế ảo hỗn hợp phong phú. Quan trọng hơn, nó sẽ giúp tăng cường kết nối giữa máy với máy, và hiện thực hóa tương lai “Internet of Things”. Internet of Things là tầm nhìn nơi tất cả các thiết bị trở nên hữu dụng hơn với kết nối trực tuyến cùng nhau.

Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Thụy Điển Ericsson cho biết, các thiết bị 6G sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính xác, nông nghiệp thông minh, tăng cường chất lượng kỹ thuật số, điều hướng robot và hỗ trợ các công nghệ tiên tiến khác. Trang web của Ủy ban Châu Âu cũng thông báo, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản tái khẳng định quan hệ đối tác kỹ thuật số của họ trong việc phát triển 6G, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác.

Do đó, thiết bị 6G đầu tiên sẽ không phải là thiết bị cuối cùng vì những sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhiều sự đổi mới khác hơn nữa. Chẳng bao lâu nữa, tất cả mọi người bên ngoài Xứ sở mặt trời mọc có thể được hưởng lợi từ công nghệ mạng 6G.

Mặc dù thiết bị 6G ở trên có tốc độ đạt được khá ấn tượng, nhưng bạn đừng đặt kỳ vọng quá cao về nó, bởi mạng 6G trước hết mới chỉ được thử nghiệm trên một thiết bị duy nhất, và vẫn chưa phải là mạng khả thi về mặt thương mại tính đến thời điểm hiện tại. Thêm vào đó, công nghệ mạng này cũng có nhược điểm riêng của nó cần phải được nghiên cứu chuyên sâu, và giải quyết triệt để trước khi phát hành rộng rãi.

Vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm để chúng ta tận hưởng được tất cả những điều tuyệt vời, quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng. Chúng ta phải tính đến việc xem xét một cuộc đại trùng tu hoàn chỉnh các tháp di động, và thế hệ điện thoại mới có ăng-ten 6G tích hợp, trước khi công nghệ này trở thành xu hướng chủ đạo.

Có thể bạn quan tâm
Apple tích cực đàm phán với nhiều bên để đưa các tính năng AI tạo sinh vào iPhone

Apple đã nối lại các cuộc đàm phán quan trọng với công ty OpenAI (cha đẻ của ChatGPT) về các tính năng trí tuệ nhân tạo, hứa hẹn có thể có mặt trên các sản phẩm iPhone sắp tới. Apple cũng được cho là đang tìm kiếm giải pháp về vấn đề này với cả Google và Baidu.

Reoqoo ra mắt camera AI, an toàn và quản lý toàn diện cho ngôi nhà

Ngày 4/5/2024 tại TP.HCM, Reoqoo – thương hiệu về thiết bị an ninh thông minh cùng với nhà phân phối AZ-TEK đã ra mắt loạt dòng camera Wifi an ninh thông minh sử dụng AI mới nhất. Trong đó, hai dòng Reoqoo XT-X10B (trong nhà) và Reoqoo XT-X31B (ngoài trời) sẽ chính thức được bán ra thị trường từ ngày 5/5.

Liệu AI có thể thổi sức sống trở lại vào doanh số bán iPhone đang sụt giảm nghiêm trọng?

iPhone tiếp theo có thể sẽ có AI – nhưng Tim Cook vẫn khiến chúng ta phải đoán già đoán non.

Huawei âm thầm tiến gần hơn việc sản xuất smartphone 100% linh kiện trong nước

Điện thoại thông minh mới của Huawei chứa nhiều linh kiện do Trung Quốc sản xuất hơn các mẫu trước đó, một dấu hiệu cho thấy những tiến bộ của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ smartphone.

iPad bị liệt vào sản phẩm tuân theo quy định kỹ thuật số khắt nghiệt của Châu Âu

Mới đây, Ủy ban Châu Âu đã chỉ định hệ điều hành iPadOS của Apple là dịch vụ mới nhất buộc phải tuân theo các quy tắc hàng đầu của Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act, viết tắt là DMA).

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024.

Cảnh báo: Bản cập nhật Chrome giả mạo cài cắm phần mềm độc hại Brokewell, rút tiền tài khoản

Chủ sở hữu Android sử dụng Chrome có lý do để lo lắng khi một mối đe dọa mạng mới có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng của họ và rút tiền từ đó.

Giả mạo website Bộ TT&TT để lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc

Khi truy cập vào trang web ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.

Đang xét xử vụ chống độc quyền: Google trả 20 tỷ USD cho Apple để đặt công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari

Một tài liệu xét xử chống độc quyền mới nhất do Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) công bố cho thấy Google đã trả Apple số tiền 20 tỷ USD vào năm 2022 để Google là công cụ tìm kiếm mặc định của Safari trên iPhone, iPad và Mac.

Ra mắt Tiangong, robot hình người chạy điện đạt 6 km/h đầu tiên thế giới

Trung Quốc vừa ra mắt “Tiangong” (Thiên Cung): Robot hình người chạy hoàn toàn bằng điện, có khả năng chạy với tốc độ 6 km/h đầu tiên thế giới.