Khởi động giải đấu lập trình “Da Nang Code League 2024” chuẩn quốc tế, mở rộng đối tượng tham gia

Sự kiện ra mắt giải đấu tại đại học Bách Khoa - Da Nang Code League 2024 (ảnh FPT Software).

Từ ngày 6/5 đến 2/6, giải đấu lập trình "Da Nang Code League 2024" chính thức mở cổng đăng ký dành cho các bạn đam mê lập trình toàn quốc tiếp nối thành công 2023. Cuộc thi do FPT Software hợp tác với Đại học (ĐH) Bách khoa - Đại học Đà Nẵng cùng Hội đồng ICPC Miền Trung tổ chức, thiết lập theo tiêu chuẩn kỳ thi lập trình quốc tế ICPC với tổng giải thưởng lên tới hơn 200 triệu đồng.

Cuộc thi “Da Nang Code League” là sân chơi dành cho các bạn trẻ đam mê công nghệ trong độ tuổi 16-30, tổ chức theo chuẩn kỳ thi ICPC (International Collegiate Programming Contest) – là cuộc thi lập trình toàn cầu lâu đời và danh giá bậc nhất, được ví như “Thế vận hội Olympic” dành cho sinh viên ngành công nghệ thông tin. ICPC bắt đầu từ năm 1970, được tổ chức bởi Hiệp hội Danh dự Khoa học Máy tính UPE. Tại Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam là đơn vị phụ trách tổ chức cuộc thi ICPC cấp quốc gia cũng như dẫn đoàn tham gia vòng khu vực và quốc tế.

Năm nay, “Da Nang Code League 2024” trở lại với quy mô mở rộng tới đông đảo thí sinh cả nước, bao gồm: học sinh cấp 3, sinh viên đại học và nhân sự công nghệ có dưới 5 năm kinh nghiệm. Khi đăng ký dự thi, các nhóm thí sinh sẽ được xếp vào các bảng đấu tương ứng Code Rookie, Code Warrior và Code Master. Tuy nhiên, Ban tổ chức cuộc thi cũng khuyến khích các nhân tố trẻ là học sinh trung học, sinh viên cũng có thể đăng ký thi vượt độ tuổi, để thử thách trải nghiệm bài thi có độ khó cao hơn. Thí sinh sẽ thi đấu theo đội mỗi đội gồm 3 thành viên.

Sau thời gian đăng ký, các đội sẽ tham gia 2 vòng thi chính thức: vòng Sơ loại trực tuyến (08/06) để chọn ra 30 đội xuất sắc tham gia vòng Chung kết trực tiếp tại Đà Nẵng (13/07). Ở cả 2 vòng, các đội sử dụng một trong bốn ngôn ngữ lập trình phổ biến là C, C++, Java và Python 3 để giải các thuật toán qua trên tảng BKDN Online Judge (nền tảng do ĐH Bách Khoa Đà Nẵng phát triển).

Hội đồng giám khảo bao gồm các tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên trường ĐH Bách Khoa và chuyên gia công nghệ toàn cầu của FPT Software. Để đảm bảo tính công bằng, Ban tổ chức sẽ triển khai hệ thống tự động dò quét, kiểm duyệt các bài thi có một phần hoặc toàn bộ phần code giống nhau. Bài thi được chấm tự động bằng máy chấm trực tuyến, tính điểm theo hai dạng bài đúng-sai và trường hợp cụ thể.

Khi tham dự “Da Nang Code League 2024”, bên cạnh kết nối với cộng đồng công nghệ rộng lớn, cọ xát với các bài toán lập trình hấp dẫn, các bạn trẻ còn được gặp gỡ các chuyên gia công nghệ từ FPT Software, trau dồi kiến thức và cập nhật xu hướng công nghệ của thế giới, qua nhiều buổi hội thảo và sự kiện trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp tại FPT Software.

Khởi động giải đấu lập trình “Da Nang Code League 2024” chuẩn quốc tế, mở rộng đối tượng tham gia - Nl0D RyAwra9RnSqc462dTFk8fw4kxcq Hb1CjUZK5ClrwwxFl3 laZH3kI3rbfySwBvR kpT9AqioxiEqaOpHITsB40FZ6zKl4aiTuT37Edw4Kl Gvvhz29yj62K e34fvOYFve7dDj

Các thí sinh Da Nang Code League 2023 tham dự cuộc thi tại Campus CodeCation
F-Complex Đà Nẵng của FPT Software (ảnh FPT Software)

Đại diện FPT Software cho biết, Da Nang Code League diễn ra lần đầu tiên vào năm 2023 thu hút 1.200 thí sinh tham gia. Trận chung kết diễn ra với sự tranh tài của 45 đội thi, chia làm 3 bảng: kỹ sư, sinh viên và học sinh. Đề thi và môi trường thi đấu được thiết lập theo tiêu chuẩn kỳ thi lập trình quốc tế ICPC. Các bài toán vòng chung kết được thiết kế theo các bài toán tương tác, mang tính ứng dụng thực tế, mức độ khó tăng dần.

Trước đó, từ 2019 đến 2022, FPT Software cũng tổ chức nhiều cuộc thi lập trình tại miền Trung, quy mô và giá trị giải thưởng ngày càng tăng. Điển hình như trong cuộc thi “Da Nang Code War 2019”, riêng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật có hơn 300 sinh viên dự thi. Hàng nghìn lập trình viên và sinh viên thể hiện năng lực với sân chơi chuyên nghiệp, củng cố phát triển cộng đồng tại khu vực thông qua cuộc thi.

Có thể bạn quan tâm
Microsoft đầu tư 2,2 tỷ USD vào dịch vụ đám mây và AI tại Malaysia

Tập đoàn Microsoft sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở Malaysia như là một phần của loạt đầu tư lớn của công ty vào thị trường công nghệ Đông Nam Á.

Nhận “Lương Linh Hoạt” với sáng kiến của Visa và Vui App

Vui App hiện thực hóa mô hình EWA, hay còn gọi là mô hình trả lương tức thì, trả lương theo yêu cầu, đây là một sáng kiến công nghệ cho phép người lao động tiếp cận một phần thu nhập trước ngày trả lương cố định. Đặc biệt, thoả thuận hợp tác này đánh dấu lần đầu tiên Visa triển khai sáng kiến EWA tại thị trường Việt Nam.

Cuộc chiến bán dẫn Mỹ – Trung khiến Hàn Quốc rơi vào thế khó

Áp lực của Mỹ không thể làm chậm sự trỗi dậy ngành bán dẫn của Trung Quốc, và Hàn Quốc cảm nhận được sức nóng từ nó.

Nhật Bản trình làng thiết bị 6G đầu tiên thế giới, nhanh hơn 20 lần so với 5G

Các chuyên gia ở Nhật Bản lần đầu tiên đã truyền dữ liệu ở tốc độ 100 gigabit/giây (Gbps) ở dải bước sóng tần số cao trên khoảng cách 100m.

Apple tích cực đàm phán với nhiều bên để đưa các tính năng AI tạo sinh vào iPhone

Apple đã nối lại các cuộc đàm phán quan trọng với công ty OpenAI (cha đẻ của ChatGPT) về các tính năng trí tuệ nhân tạo, hứa hẹn có thể có mặt trên các sản phẩm iPhone sắp tới. Apple cũng được cho là đang tìm kiếm giải pháp về vấn đề này với cả Google và Baidu.

Reoqoo ra mắt camera AI, an toàn và quản lý toàn diện cho ngôi nhà

Ngày 4/5/2024 tại TP.HCM, Reoqoo – thương hiệu về thiết bị an ninh thông minh cùng với nhà phân phối AZ-TEK đã ra mắt loạt dòng camera Wifi an ninh thông minh sử dụng AI mới nhất. Trong đó, hai dòng Reoqoo XT-X10B (trong nhà) và Reoqoo XT-X31B (ngoài trời) sẽ chính thức được bán ra thị trường từ ngày 5/5.

Liệu AI có thể thổi sức sống trở lại vào doanh số bán iPhone đang sụt giảm nghiêm trọng?

iPhone tiếp theo có thể sẽ có AI – nhưng Tim Cook vẫn khiến chúng ta phải đoán già đoán non.

Huawei âm thầm tiến gần hơn việc sản xuất smartphone 100% linh kiện trong nước

Điện thoại thông minh mới của Huawei chứa nhiều linh kiện do Trung Quốc sản xuất hơn các mẫu trước đó, một dấu hiệu cho thấy những tiến bộ của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ smartphone.

iPad bị liệt vào sản phẩm tuân theo quy định kỹ thuật số khắt nghiệt của Châu Âu

Mới đây, Ủy ban Châu Âu đã chỉ định hệ điều hành iPadOS của Apple là dịch vụ mới nhất buộc phải tuân theo các quy tắc hàng đầu của Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act, viết tắt là DMA).

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024.