Ra mắt Amazon Q, trợ lý AI thúc đẩy phát triển phần mềm và khai thác dữ liệu nội bộ doanh nghiệp

Amazon Web Services (AWS) vừa công bố bản thương mại Amazon Q, dịch vụ trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ hiệu quả.

Không chỉ có khả năng tạo ra các đoạn mã có độ chính xác cao, Amazon Q còn có thể kiểm thử, gỡ lỗi cũng như lập kế hoạch và suy luận nhiều bước có thể để chuyển đổi (ví dụ, thực hiện nâng cấp phiên bản java) và triển khai các đoạn mã mới được tạo theo yêu cầu của nhà phát triển. Amazon Q cũng giúp người dùng khai thác dữ liệu kinh doanh để dễ dàng trả lời các câu hỏi như chính sách của công ty, thông tin sản phẩm, kết quả kinh doanh, kho mã nguồn, người dùng và nhiều chủ đề khác nhờ kết nối với kho dữ liệu doanh nghiệp để tóm tắt dữ liệu theo logic, phân tích xu hướng và tham gia đối thoại về dữ liệu.

Tiến sĩ Swami Sivasubramanian, Phó Chủ tịch bộ phận AI và Dữ liệu tại AWS cho biết: “Amazon Q là trợ lý AI tạo sinh mạnh nhất hiện nay với độ chính xác cao nhất trên thị trường, có các tính năng tác tử tiên tiến và mức độ bảo mật tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại, giúp các nhà phát triển làm việc hiệu quả hơn cũng như giúp người dùng doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Các thống kê ban đầu cho thấy, Amazon Q có thể giúp tăng tới 80% năng suất của nhân viên, và với các tính năng mới dự kiến sẽ được giới thiệu trong tương lai, chúng tôi cho rằng khả năng tăng năng suất sẽ còn tiếp tục được cải thiện”. Amazon Q gồm Amazon Q Developer dành cho lập trình viên và Amazon Q Business xử lý dữ liệu doanh nghiệp.

Amazon Q Developer – Ngày nay, các nhà phát triển chỉ dành 30% thời gian (hoặc ít hơn) cho lập trình, thời gian còn lại dành cho thực hiện các nhiệm vụ tẻ nhạt và lặp đi lặp lại. Các công việc này có thể là tìm kiếm trên Internet để nghiên cứu các biện pháp tốt nhất hoặc đọc tài liệu, truy cập diễn đàn và trao đổi với đồng nghiệp để tìm hiểu và làm rõ bản chất của công việc. Các nhà phát triển cũng phải quản lý hạ tầng và tài nguyên, khắc phục sự cố, giải quyết lỗi và tìm hiểu về chi phí vận hành. Khi chuyển đổi dự án, họ phải dành thời gian nghiên cứu kho mã nguồn hiện có để tìm hiểu logic lập trình. Cuối cùng, các nhà phát triển còn phải làm các công việc kiểm thử và hoàn thiện phần mềm, nâng cấp ứng dụng, gỡ lỗi và tối ưu hóa, quét lỗ hổng để đảm bảo bảo mật và kịp thời cập nhật các bản sửa lỗi bảo mật thích hợp. Các doanh nghiệp muốn hỗ trợ các nhà phát triển của họ rút ngắn thời gian lập trình, tập trung nhiều hơn cho việc tạo ra trải nghiệm người dùng cuối độc đáo và tăng tốc triển khai.

Amazon Q Developer hỗ trợ các nhà phát triển và chuyên gia CNTT (IT pros) trong mọi nhiệm vụ – từ lập trình, kiểm thử và nâng cấp ứng dụng, đến khắc phục sự cố, thực hiện quét và sửa lỗi bảo mật và tối ưu hóa tài nguyên AWS. Amazon Q cung cấp các tính năng AI tạo sinh tiên tiến và được tùy chỉnh, bao gồm các tính năng: Đề xuất các đoạn mã chính xác nhất; Amazon Q Developer Agents – tự động thực hiện nhiều tác vụ – từ triển khai các tính năng, ghi chép và hoàn thiện các đoạn mã, cho đến nâng cấp phần mềm; Tính năng quét và khắc phục lỗ hổng bảo mật tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại; Tối ưu hóa môi trường AWS.

Để giúp khách hàng tiết kiệm được hàng tháng, thậm chí hàng năm thời gian dành cho nâng cấp các ứng dụng, Q cũng có thể tự động hóa và quản lý toàn bộ quá trình nâng cấp – với các công cụ chuyển đổi Java (hiện đã hỗ trợ) và chuyển đổi .Net (sẽ hỗ trợ trong tương lai) để trợ giúp quá trình dịch chuyển từ Windows sang Linux. Trong môi trường phát triển tích hợp (iDE) của mình, các nhà phát triển chỉ cần yêu cầu Amazon Q “chuyển đổi” dự án và tác tử sẽ phân tích mã nguồn ứng dụng, tạo mã mới bằng ngôn ngữ hoặc phiên bản đích, thực hiện kiểm thử và hoàn thành tất cả các thay đổi mã. Tại Amazon, một nhóm với năm thành viên đã sử dụng Q để nâng cấp hơn 1.000 ứng dụng ở môi trường sản xuất từ Java 8 lên Java 17 chỉ trong hai ngày (thời gian trung bình cho mỗi ứng dụng dưới 10 phút), tiết kiệm nhiều tháng làm việc và cải thiện hiệu năng ứng dụng (trước đây, phải mất vài ngày để nâng cấp nhiều ứng dụng trong số này).

Giao diện đàm thoại của Amazon Q xuất hiện ở mọi nơi cần thiết – trong AWS Console, trong Slack hoặc trong các iDE, bao gồm Visual Studio Code và JetBrains, sắp tới sẽ tích hợp với cả GitLab Duo.

Amazon Q Business – dành cho các tổ chức sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ, bị dàn trải trong nhiều tài liệu, hệ thống và ứng dụng. Hàng tuần, nhân viên trong mọi tổ chức, doanh nghiệp và các phòng bộ phận tốn rất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm nguồn thông tin nội bộ, phân tích, viết báo cáo, soạn các bài thuyết trình, tìm cách thấu hiểu dữ liệu trên các dashboard và điều chỉnh nội dung cho các đối tượng tiếp nhận khác nhau. AI tạo sinh có thể giúp giải quyết những thách thức này. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ hiện có trên thị trường không có khả năng kết nối với dữ liệu kinh doanh hoặc nguồn lực nội bộ và không có thiết kế an ninh bảo mật cao ngay từ đầu. Do những rào cản này, nhiều tổ chức, doanh nghiệp không có phương thức an toàn để khai thác đầy đủ tiềm năng của AI tạo sinh.

Q Business là một ứng dụng trợ lý AI có thể trả lời câu hỏi, tóm tắt văn bản, tạo nội dung và hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn trên dữ liệu và thông tin trong hệ thống doanh nghiệp của bạn. Dịch vụ này giúp nhân viên làm việc sáng tạo hơn, khai thác dữ liệu tốt hơn, hiệu quả cao hơn, sẵn sàng và làm việc với năng suất tốt hơn. Đây là giải pháp kết hợp nhiều nguồn dữ liệu hơn bất kỳ trợ lý AI tạo sinh nào khác trên thị trường hiện nay. Amazon Q Business tích hợp liền mạch với các thông tin định danh, vai trò và quyền truy cập hiện có của khách hàng để cá nhân hóa các tương tác cho từng người dùng, đồng thời duy trì mức độ bảo mật cao nhất. Đây cũng là sản phẩm BI duy nhất ứng dụng công nghệ AI cho phép người dùng doanh nghiệp tóm tắt thông tin trên dashboard, đặt câu hỏi bổ sung về dữ liệu không có trên dashboard, từ dữ liệu tạo ra những báo cáo chi tiết và có thể tùy chỉnh trong đó chỉ ra những thấu hiểu quan trọng, xu hướng và các động lực chính.

Ra mắt Amazon Q, trợ lý AI thúc đẩy phát triển phần mềm và khai thác dữ liệu nội bộ doanh nghiệp - Amazon Q in QuickSight

Dịp này, AWS cũng giới thiệu Amazon Q Apps, một tính năng mới cho phép người dùng xây dựng các ứng dụng AI tạo sinh từ dữ liệu riêng của công ty. Người dùng chỉ cần sử dụng ngôn ngữ tự nhiên mô tả loại ứng dụng họ mong muốn, Q Apps sẽ nhanh chóng tạo ra một ứng dụng có thể hoàn thành nhiệm vụ cần thiết, giúp họ dễ dàng nâng cao hiệu quả việc hợp lý hóa và tự động hóa công việc hàng ngày.

Nhân viên không có kinh nghiệm lập trình cũng dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các ứng dụng hỗ trợ AI tạo sinh trên cơ sở dữ liệu công ty với Amazon Q Apps. Nhân viên chỉ cần mô tả ứng dụng mong muốn bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc tham gia một cuộc trò chuyện sẽ ngay lập tức tạo ra một ứng dụng có thể hoàn thành nhiệm vụ cần thực hiện và có thể dễ dàng chia sẻ trên toàn tổ chức.

Có thể bạn quan tâm
Ba yếu tố để đảm bảo chiến lược AI hiệu quả

Với việc trí tuệ nhân tạo (AI) được thiết lập để hỗ trợ hầu hết mọi ngành công nghiệp, có một điều rõ ràng mà các công ty, tổ chức doanh nghiệp cần phải nghĩ tới đó là: Đã đến lúc bắt đầu suy nghĩ về cách để đảm bảo chiến lược AI hiệu quả vào doanh nghiệp của bạn.

Hiểu AI để làm giàu hành trang nghề nghiệp

Gần 2.000 sinh viên tại TPHCM được trải nghiệm thực tế các sản phẩm AI hữu ích của Google và tham gia phiên đào tạo trong hội thảo “Hiểu AI làm giài hành trang nghề nghiệp” kéo dài cả ngày.

3 xu hướng nổi trội sẽ định hình tương lai thanh toán tại Việt Nam

Diễn đàn Thanh toán Mở (Open Payments Forum) của Visa vừa mở ra, đã phác lên bức tranh tương lai thanh toán tại Việt Nam, nêu bật những công nghệ thanh toán mới trong bối cảnh tiêu dùng thương mại điện tử ngày một gia tăng.

Hội nghị và Triển lãm Biztech Việt Nam 2024: Chuyển đổi xanh – Tăng trưởng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Biztech Việt Nam 2024 chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Tăng trưởng bền vững” đã được khai mạc hôm nay 10/5/2024. Đây là lần thứ hai chương trình được tổ chức bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) nhằm mục đích kết nối B2B, B2B2C, thúc đẩy chuyển đổi số trong khối doanh nghiệp.

Chỉ sau 12 ngày triển khai trên Zalo, Mini App của Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút 18.000 người dùng

Sau 12 ngày triển khai mini app trên Zalo, BR-VT Smart của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận gần 18.000 người dùng mới và 22.000 lượt truy cập.

Lập trình viên FPT Software thích thú sử dụng trợ lý GitHub Copilot, giúp code nhanh và chính xác

Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác trong xã hội, trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong việc phát triển phần mềm khi giúp các lập trình viên gia tăng đáng kể năng suất, hiệu quả và tính sáng tạo.

Amazon Bedrock ra mắt tính năng mới, giúp doanh nghiệp xây dựng, mở rộng ứng dụng AI tạo sinh an toàn

Ngày 6/5, Amazon Web Services (AWS) công bố ra mắt các tính năng mới của Amazon Bedrock nhằm cung cấp cách thức dễ dàng, nhanh chóng và an toàn nhất cho khách hàng trong việc phát triển các ứng dụng và trải nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh tiên tiến.

FPT IS và ngân hàng SHBFinance hoàn thành đánh giá cấp chứng chỉ PCI DSS 4.0 ở mức độ cao nhất

Vượt qua 12 yêu cầu khắt khe trong tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thanh toán PCI DSS, SHBFinance đã nhận được chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS 4.0 Level 1. Chứng chỉ được cấp bởi FPT IS – đơn vị QSA (Qualified Security Assessor) được công nhận bởi Hội đồng PCI SSC.

Huawei tổ chức Hội nghị Kỹ thuật số và Thông minh Khu vực APAC 2024

Hội nghị Kỹ thuật số và Thông minh Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) do Huawei và Quỹ ASEAN Foundation đồng tổ chức đã diễn ra ngày 29/4/2024 tại Bangkok với sự tham gia của hơn 2.000 quan chức chính phủ, chuyên gia và các đối tác từ 15 quốc gia nhằm thảo luận về việc triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh trong khu vực.

Giải pháp “hầm” chứa dữ liệu để đối phó với các cuộc tấn công ransomware

Phát hiện và phòng chống các cuộc tấn công trên không gian mạng, đảm bảo cho hệ thống CNTT đứng vững trước những nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin luôn là một vấn đề tối quan trọng nhằm đảm bảo tính liên tục cho hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp (TC & DN).