Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân

Hơn 420 sản phẩm sáng tạo trưng bày tại triển lãm, sinh viên RMIT thật sự gây ấn tượng với khách tham quan, điển hình với những dự án như ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) để tương tác với cuộc sống của ngư dân, hay giải pháp kết nối các phương tiện giao thông với dịch vụ sửa chữa khi gặp sự cố...

Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân - Trienlam1
Không gian triển lãm bigger! trong một hình hộp khá độc đáo.
 

bigger! – là cuộc triển lãm sáng tạo thường niên do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức, nhằm trưng bày các tác phẩm của sinh viên Khoa Truyền thông và Thiết kế của trường, vừa diễn ra từ ngày 9-12/11/2017 tại cơ sở Nam Sài Gòn. Triển lãm bigger! mở cửa tự do và cũng được tổ chức tại cơ sở Hà Nội từ 20 đến 26/11/2017.
 

Trong không gian hình hộp độc đáo, hơn 420 sản phẩm sáng tạo của các bạn sinh viên được trưng bày thành 5 mảng khu vực, bao gồm Thiết kế, Thời trang, Phim ảnh, Truyền thông và Kiến trúc.

Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân - Trainghiem1
Trải nghiệm ứng dụng thực tế ảo vào cuộc sống ngư dân.


Tàu đánh cá ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR là một trong những sáng tạo mới của sinh viên RMIT tại triển lãm bigger!. Nếu việc tham gia cùng các ngư dân theo thuyền ra khởi đánh cá chỉ là trải nghiệm của một số ít người, thì với ứng dụng thực tế ảo này cho phép nhiều người tham gia khám phá, tương tác với các vật thể và hình dung cuộc sống của ngư dân qua các thói quen hàng ngày của họ .

 

Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân - Trienlam2
Demo ứng dụng Pitbox


Trong khi đó, giải pháp điện thoại Pitbox của sinh viên Trần Quốc Trung, ngành Cử nhân Thiết kế (Truyền thông số) với khả năng đưa vào ứng dụng thực tế cao. Pitbox là ứng dụng trên điện thoại, cho phép người điều khiển phương tiện giao thông (bao gồm xe hơi, xe mô tô và xe gắn máy) kết nối với các dịch vụ sửa chữa xe khi gặp các vấn đề cần bảo trì hoặc sửa chữa. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể lựa chọn dịch vụ sửa chữa (dựa trên đánh giá của người dùng), theo dõi tiến trình sửa chữa, số tiền cần thanh toán, phương thức thanh toán tiền mặt hay bằng thẻ tín dụng, thời gian lấy xe. Dựa trên định vị từ ứng dụng của người dùng, nhân viên sẽ đến tận nơi mang phương tiện của khách hàng đi sửa chữa và mang trả lại tận tay người dùng khi dịch vụ đã hoàn tất. 

 

Quốc Trung tin rằng, theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, thành phố đang quản lý gần 8 triệu ôtô và xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640.000 ôtô), nên việc phát triển ứng dụng Pitbox sẽ giúp giải quyết nhu cầu sửa chữa và mang lại sự tiện lợi cho người dân. Sau khi tốt nghiệp trong tháng 11 này, Trung sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển ứng dụng triển khai tại hai thành phố có lượng xe đông đảo là TPHCM và Hà Nội.
 

Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân - Trien
Khu trưng bày các sản phẩm thiết kế đồ họa

 

Dự án Truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng được đánh giá cao. Nội dung chủ chốt của dự án này, sinh viên RMIT Việt Nam muốn lan tỏa thông điệp Văn Miếu là nơi có thể tìm hiểu về lịch sử văn hoá, về cách các bậc tiền nhân dùi mài kinh sử chứ không phải là nơi để cầu may. Dự án nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ nên nhóm chú trọng sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dùng hình thức truyền tải dễ tiếp cận và qua các kênh phổ biến như mạng xã hội, Youtube, website và đặc biệt là video ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Nhóm đã đề xuất mỗi tuần đăng một mẩu truyện về các danh nhân khoa bảng được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.


Hoạt động triển lãm bigger!, mục tiêu của trường không chỉ đào tạo ra những lãnh đạo tương lai cho đất nước, mà qua các dự án sinh viên, chúng tôi còn nỗ lực tập trung hơn vào trách nhiệm xã hội và môi trường, thông qua chuỗi các dự án ‘Sáng tạo liên kết cộng đồng’ nhằm hỗ trợ nhiều địa phương tại Việt Nam – Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Tiến sĩ Rick Bennett cho biết.

Ô Lâu

 


 

Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân - Trienlam1
Không gian triển lãm bigger! trong một hình hộp khá độc đáo.
 

bigger! – là cuộc triển lãm sáng tạo thường niên do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức, nhằm trưng bày các tác phẩm của sinh viên Khoa Truyền thông và Thiết kế của trường, vừa diễn ra từ ngày 9-12/11/2017 tại cơ sở Nam Sài Gòn. Triển lãm bigger! mở cửa tự do và cũng được tổ chức tại cơ sở Hà Nội từ 20 đến 26/11/2017.
 

Trong không gian hình hộp độc đáo, hơn 420 sản phẩm sáng tạo của các bạn sinh viên được trưng bày thành 5 mảng khu vực, bao gồm Thiết kế, Thời trang, Phim ảnh, Truyền thông và Kiến trúc.

Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân - Trainghiem1
Trải nghiệm ứng dụng thực tế ảo vào cuộc sống ngư dân.


Tàu đánh cá ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR là một trong những sáng tạo mới của sinh viên RMIT tại triển lãm bigger!. Nếu việc tham gia cùng các ngư dân theo thuyền ra khởi đánh cá chỉ là trải nghiệm của một số ít người, thì với ứng dụng thực tế ảo này cho phép nhiều người tham gia khám phá, tương tác với các vật thể và hình dung cuộc sống của ngư dân qua các thói quen hàng ngày của họ .

 

Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân - Trienlam2
Demo ứng dụng Pitbox


Trong khi đó, giải pháp điện thoại Pitbox của sinh viên Trần Quốc Trung, ngành Cử nhân Thiết kế (Truyền thông số) với khả năng đưa vào ứng dụng thực tế cao. Pitbox là ứng dụng trên điện thoại, cho phép người điều khiển phương tiện giao thông (bao gồm xe hơi, xe mô tô và xe gắn máy) kết nối với các dịch vụ sửa chữa xe khi gặp các vấn đề cần bảo trì hoặc sửa chữa. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể lựa chọn dịch vụ sửa chữa (dựa trên đánh giá của người dùng), theo dõi tiến trình sửa chữa, số tiền cần thanh toán, phương thức thanh toán tiền mặt hay bằng thẻ tín dụng, thời gian lấy xe. Dựa trên định vị từ ứng dụng của người dùng, nhân viên sẽ đến tận nơi mang phương tiện của khách hàng đi sửa chữa và mang trả lại tận tay người dùng khi dịch vụ đã hoàn tất. 

 

Quốc Trung tin rằng, theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, thành phố đang quản lý gần 8 triệu ôtô và xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640.000 ôtô), nên việc phát triển ứng dụng Pitbox sẽ giúp giải quyết nhu cầu sửa chữa và mang lại sự tiện lợi cho người dân. Sau khi tốt nghiệp trong tháng 11 này, Trung sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển ứng dụng triển khai tại hai thành phố có lượng xe đông đảo là TPHCM và Hà Nội.
 

Sinh viên RMIT ứng dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác với ngư dân - Trien
Khu trưng bày các sản phẩm thiết kế đồ họa

 

Dự án Truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng được đánh giá cao. Nội dung chủ chốt của dự án này, sinh viên RMIT Việt Nam muốn lan tỏa thông điệp Văn Miếu là nơi có thể tìm hiểu về lịch sử văn hoá, về cách các bậc tiền nhân dùi mài kinh sử chứ không phải là nơi để cầu may. Dự án nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ nên nhóm chú trọng sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dùng hình thức truyền tải dễ tiếp cận và qua các kênh phổ biến như mạng xã hội, Youtube, website và đặc biệt là video ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Nhóm đã đề xuất mỗi tuần đăng một mẩu truyện về các danh nhân khoa bảng được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.


Hoạt động triển lãm bigger!, mục tiêu của trường không chỉ đào tạo ra những lãnh đạo tương lai cho đất nước, mà qua các dự án sinh viên, chúng tôi còn nỗ lực tập trung hơn vào trách nhiệm xã hội và môi trường, thông qua chuỗi các dự án ‘Sáng tạo liên kết cộng đồng’ nhằm hỗ trợ nhiều địa phương tại Việt Nam – Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Tiến sĩ Rick Bennett cho biết.

Ô Lâu

 


 

Huawei và NTT DOCOMO trình diễn thành công ứng dụng CPE 5G bước sóng mm

Huawei và NTT DOCOMO, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông di động lớn nhất Nhật Bản vừa phối hợp trình diễn cuộc thử nghiệm trực tiếp đầu tiên của ứng dụng CPE 5G bước sóng mm.

“Taxi bay” sẽ có trước 2020 khi Uber hợp tác với NASA

UberAIR-dự án vận chuyển hàng không độ cao thấp trong đô thị của Uber có khả năng thành sự thực khi hôm nay, Uber và Cơ quan Hàng không & Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) chính thức ký kết Thỏa thuận Hợp tác.

Tất cả mật khẩu thu gọn thành iKey

“iKey đầu đọc vân tay USB nhỏ nhắn” của KINGMAX là giải pháp lưu giữ mật khẩu, bảo vệ dữ liệu bí mật và công nghệ mã hóa/giải mã dữ liệu nhỏ gọn đáng ngạc nhiên.

Start up giao hàng nhanh nổi tiếng từ HongKong bất ngờ vào Việt Nam

Lalamove, một công ty start-up cung cấp hậu cần vận chuyển có trụ sở tại HongKong khá tiếng tăm trong giới star up châu Á, vừa công bố series C trị giá 100 triệu USD cho biết sẽ hoạt động ở TPHCM từ tháng 11.

Qualcomm ra Snapdragon 636, smartphone tầm trung sắp mượt hơn

Qualcomm Snapdragon™ 636, được thiết kế với nhiều cải thiện về hiệu năng thiết bị, nâng cao trải nghiệm chơi game và hỗ trợ công nghệ hiển thị so với nền tảng di động Snapdragon 630.

Chip Qualcomm cho thiết bị di động đã kết nối được 5G, 2019 có máy

Vi xử lý đầu tiên trong dòng Modem Qualcomm Snapdragon X50 5G NR có tốc độ Gigabit và kết nối dữ liệu trên dải tần 28GHz mmWave đã thiết lập thành công kết nối dữ liệu 5G trên thiết bị di động.

Tấn công DDoS khó lường, đạt mức thông lượng lên đến 5Gbps

Báo cáo Xu hướng Tấn công DDoS Qúy 2 2017 do Verisign vừa công bố cung cấp nhận định riêng của hãng về các xu hướng tấn công DDoS trực tuyến. Theo quan sát của Verisign, 25% số vụ tấn công trong Quý 2 2017 đạt mức thông lượng lên tới 5 Gbps mỗi giây. Tuy nhiên quy mô tấn công đỉnh điểm trung bình lại giảm 81% so với quý trước, và số các vụ tấn công cũng giảm.

Tạo MV hình ảnh chuyên nghiệp, âm thanh chất với giá… 20 ngàn đồng

Lizks Studio là dự án lớn của nhà sản xuất thiết bị âm thanh Việt-HANET triển khai. Đó là các studio di động có chức năng phòng thu MV (Music Video) di động đạt chuẩn, đây là hình thức khác biệt hoàn toàn so với những buồng hát Karaoke di động chỉ đơn thuần là ca hát vốn có nhiều trên thế giới.

MediaTek giới thiệu chip Helio P25 mới ở Techforum 2017

Trong Techforum 2017 với chủ đề “Nhân Đôi Camera, Gấp Đôi Trải Nghiệm” do hãng điện thoại Việt mobiistar đã phối hợp cùng đối tác MediaTek tổ chức, nhà sản xuất VXL này đã giới thiệu mẫu SoC mới nhất Helio P25 giành riêng cho các mẫu smartphone sử dụng camera kép của mình.

Chuông cửa có hình: giải pháp giao tiếp thông minh

Tại hội thảo “Kiến trúc với người điếc và người khiếm thính – Các giải pháp Kiến trúc và Kỹ thuật thúc đẩy hòa nhập cuộc sống cho người điếc và người khiếm thính” diễn ra ngày 16/9 do Doanh nghiệp xã hội bền vững (VSSE) tổ chức, Panasonic Việt Nam đã giới thiệu giải pháp “Chuông cửa có hình” giúp người điếc và khiếm thị dễ dàng hòa nhập trong cuộc sống.