Indonesia cấm giao dịch mua bán trên TikTok, nhằm bảo vệ tiểu thương và dữ liệu người dùng

Trong một đòn giáng mạnh vào ứng dụng video ngắn TikTok, Indonesia đã cấm giao dịch thương mại điện tử trên mạng xã hội. Ảnh: @AFP.

Tham vọng mở rộng lĩnh vực mua sắm trực tuyến của TikTok đang phải đối mặt với cú sốc lớn từ các quy định mới ở Indonesia, nhằm hạn chế hoạt động của ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử lớn nhất nước này.

Thương mại điện tử phải tách rời mạng xã hội, không tuân thủ quy định có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh tại Indonesia

TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance của Trung Quốc, có 125 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Indonesia. Nước này cũng là một trong những thị trường lớn nhất thế giới của TikTok Shop, và là thị trường đầu tiên thử nghiệm nhánh thương mại điện tử của ứng dụng này. Vì thế, TikTok đang tìm cách biến cơ sở người dùng tiềm năng này thành nguồn doanh thu thương mại điện tử lớn cho mình.

Trong động thái mới nhất, Bộ thương mại Indonesia hôm 27/9 cho biết: “Giờ đây thương mại điện tử phải tách rời với mạng xã hội. Nó đã bị tách ra”, Bộ trưởng Bộ thương mại Zulkifli Hasan phát biểu trong một cuộc họp báo, và nói thêm rằng quy định thương mại đã có hiệu lực vào hôm 27/9.

Ở đây, Bộ thương mại Indonesia đang nỗ lực điều chỉnh hơn nữa lĩnh vực thương mại điện tử trong nước, đồng thời bổ sung rằng, nước này không cho phép giao dịch trên các nền tảng truyền thông xã hội, như TikTok chẳng hạn. Hay nói rõ hơn thì động thái này nhắm vào TikTok của ByteDance, có nghĩa là các công ty sẽ chỉ được phép quảng cáo sản phẩm chứ không được thực hiện các giao dịch mua bán trực tiếp. Hasan còn cho biết các nền tảng thương mại xã hội sẽ có một tuần để tuân thủ quy định mới.

Ông Zulkifli Hasan nói: “Bất kỳ chính phủ nào cũng sẽ bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ địa phương”, đồng thời mô tả quy định này như một cách để đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh kinh doanh.

“Thương mại xã hội có thể đặt quảng cáo như TV, nhưng nó không được mang tính chất giao dịch, mua bán sản phẩm. Nó không thể mở cửa hàng, không thể trực tiếp bán hàng”, Hasan còn nói, các công ty không tuân thủ quy định này cuối cùng có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh tại Indonesia.

“Một trong những điều được quy định là chính phủ chỉ cho phép sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ quảng cáo chứ không phải cho giao dịch. Điều này có nghĩa là người dùng ở Indonesia không thể mua hoặc bán sản phẩm trên TikTok, thậm chí có là Facebook”, Bộ thương mại Indonesia cho biết trong một thông cáo chính thức.

Chính sách này nhằm mục đích giữ cho 64,2 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ của Indonesia (vốn đóng góp 61% tổng sản phẩm quốc nội), không bị các công ty thương mại xã hội chèn ép. Hiện tại, TikTok là công ty truyền thông xã hội duy nhất cho phép giao dịch thương mại điện tử trực tiếp trên nền tảng của mình.

Chính phủ Indonesia cho biết, họ cũng sẽ cấm các công ty truyền thông xã hội tăng gấp đôi vai trò lấn sân trên nền tảng thương mại điện tử trong nước, để ngăn chặn việc lạm dụng dữ liệu công cộng.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ 26/9, Bộ trưởng Bộ Thương mại Zulkifli Hasan nói với các phóng viên rằng, quy định này nhằm đảm bảo cạnh tranh kinh doanh công bằng và chính đáng, đồng thời nói thêm rằng nó cũng nhằm đảm bảo bảo vệ dữ liệu của người dùng.

Ông cảnh báo về việc để mạng xã hội trở thành nền tảng thương mại điện tử, cửa hàng và ngân hàng cùng một lúc. “Kết nối giữa mạng xã hội và thương mại điện tử phải được tách biệt để thuật toán không bị kiểm soát hoàn toàn, và điều này ngăn chặn việc sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích kinh doanh quá tự do, khó kiểm soát”, Zulkifli Hasan nói thêm.

Zulkifli Hasan cho biết TikTok có một tuần để tuân thủ quy định nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Thứ trưởng Thương mại Indonesia Jerry Sambuaga hồi đầu tháng này đã nêu tên các tính năng phát trực tiếp của TikTok là một ví dụ về việc mọi người bán hàng trên mạng xã hội.

Chính phủ Indonesia cho biết động thái này có hiệu lực ngay lập tức nhằm mục đích bảo vệ các thương nhân và thị trường ngoại tuyến, đồng thời cho biết thêm rằng việc định giá sản phẩm theo kiểu săn mồi trên các nền tảng truyền thông xã hội đang đe dọa các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh trong nước.

Hôm 23/9, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi ban hành các quy định về truyền thông xã hội, trích dẫn tác động của các nền tảng này đối với các doanh nghiệp địa phương và nền kinh tế đất nước nói chung.

“Bởi vì chúng tôi biết nó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ và cả thị trường kinh tế thương mại nói chung. Có những thị trường mà doanh số bán hàng đã bắt đầu giảm do tác động từ hình thức này”, ông nói trong một tuyên bố.

Indonesia sẽ là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia ở Đông Nam Á phản đối TikTok

Nhiều chuyên gia nhận định, các quy định của Indonesia được đặt ra để tàn phá tham vọng lấn sân thương mại điện tử của TikTok ngay tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, và đây cũng là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia ở Đông Nam Á phản đối TikTok.

Vào tháng 6, Giám đốc điều hành của TikTok, Shou Zi Chew cho biết, ứng dụng này sẽ đầu tư hàng tỷ đô la vào Indonesia và Đông Nam Á trong vài năm tới.

Trong động thái phản hồi mới nhất, người phát ngôn của TikTok cho biết: “Thương mại xã hội ra đời để giải quyết vấn đề thực tế cho những người bán hàng nhỏ truyền thống ở địa phương, bằng cách kết nối họ với những người sáng tạo địa phương, người dùng mạng xã hội- vốn là những tầng lớp có thể giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các cửa hàng thương mại trực tuyến của những người bán hàng nhỏ truyền thống ở địa phương”.

Người phát ngôn của TikTok Indonesia còn cho biết họ sẽ theo đuổi con đường mang tính xây dựng trong tương lai, và quan ngại sâu sắc với thông báo này. Người này còn cho biết: “Mặc dù chúng tôi tôn trọng luật pháp và quy định của địa phương, nhưng chúng tôi hy vọng rằng, các quy định này sẽ tính đến tác động của nó đối với sinh kế của hơn 6 triệu người bán và gần 7 triệu người sáng tạo liên kết sử dụng TikTok Shop ở Indonesia”.

Indonesia cấm giao dịch mua bán trên TikTok, nhằm bảo vệ tiểu thương và dữ liệu người dùng - 2 10
Động thái này diễn ra chỉ ba tháng sau khi TikTok cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á, chủ yếu ở Indonesia, trong vài năm tới nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xây dựng nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop. Ảnh: @AFP.

Công ty nghiên cứu BMI cho biết, TikTok sẽ là doanh nghiệp duy nhất bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm giao dịch, và động thái này khó có thể gây tổn hại cho sự tăng trưởng của ngành thị trường kỹ thuật số.

Thị trường thương mại điện tử của Indonesia bị thống trị bởi các công ty công nghệ trong nước như GoTo, Tokopedia, Shopee (của Sea Ltd) và Lazada (của Alibaba).

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, các giao dịch thương mại điện tử ở Indonesia lên tới gần 52 tỷ USD vào năm ngoái và trong số đó, 5% diễn ra trên TikTok. Indonesia cũng là một trong số ít thị trường mà TikTok đã ra mắt TikTok Shop, khi ứng dụng này đang tìm cách tận dụng cơ sở người dùng lớn tại quốc gia này.

Đại diện Citibank Indonesia nhận định, động thái này mang lại lợi ích cho đối thủ cạnh tranh Shopee, chi nhánh thương mại điện tử của Sea Limited, và các nền tảng thương mại nội địa khác của Indonesia.

Ngân hàng đầu tư toàn cầu Citibank Indonesia còn cho biết: “Chúng tôi coi đây là sự phát triển tích cực đối với những công ty thương mại điện tử truyền thống ở Indonesia – đặc biệt là Sea Ltd, trước cường độ cạnh tranh mới nhất với TikTok Shop”.

Xét về lâu dài, việc giải quyết xung đột này với Indonesia sẽ là vấn đề then chốt đối với TikTok, và cũng là điều quan trọng để các chính phủ trên toàn thế giới xem xét, đánh giá cách quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này hành động, nhằm hạn chế sự lấn sân thương mại điện tử đang phát triển của gã khổng lồ truyền thông xã hội, chỉ vài tháng sau khi công ty ứng dụng cho biết, họ sẽ đầu tư hàng tỷ đô la vào khu vực.

Trong khi đó, TikTok hiện cũng đang phải đối mặt với các lệnh cấm và sự giám sát chặt chẽ của Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ, vì lo ngại an ninh quốc gia.

Kho bạc của TikTok sẽ bị ảnh hưởng

Các chuyên gia cho biết, lệnh cấm giao dịch sẽ ảnh hưởng đến kho bạc của các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok, vốn thu phí hoa hồng từ mỗi lần bán hàng.

Tauhid Ahmad, giám đốc điều hành của Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính có trụ sở tại Jakarta, cho biết: “TikTok chắc chắn sẽ thua lỗ”.

Người bán buôn quần jean ở Jakarta, Stevanie Ahua, hoan nghênh quyết định của chính phủ, cho biết doanh thu của cô đã giảm 60% trong những tháng gần đây khi người mua chuyển sang mua hàng trực tuyến.

Còn thợ làm bánh quy Panji Made Agung ở Bali cho biết, ông thất vọng vì lệnh cấm. “Đối với những người bán hàng như tôi, TikTok có thể được sử dụng để bán hàng một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tiện lợi. Chúng tôi có thể vừa trở thành người dùng mạng xã hội, vừa là người bán hàng cùng một lúc”, anh nói.

Theo CNBC/Reuters/Time/Theguardian

Có thể bạn quan tâm
FPT Techday 2023 sẽ diễn ra ngày 24 -25/10 tại Hà Nội, có sự tham gia của thiên tài AI Andrew Ng

Diễn đàn Công nghệ FPT (FPT Techday 2023) với chủ đề Kiến tạo hạnh phúc sẽ được tổ chức vào hai ngày 24 – 25/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Quy mô triển lãm và không gian hội thảo lên đến 8.000m2, đặc biệt có sự tham gia của diễn giả Andrew Ng – một thiên tài về AI.

Thủ phạm nào khiến iPhone 15 Pro series quá nhiệt?

Dòng iPhone 15 Pro được cho là đang gặp vấn đề quá nhiệt khiến nó trở thành model nóng nhất trong vài thế hệ gần đây chỉ vài ngày sau khi lên kệ.

Tuyên bố dùng cáp sạc USB-C của Android có thể làm hỏng iPhone 15, đúng hay sai?

Một số nhà bán lẻ bên thứ ba ở Trung Quốc đang yêu cầu khách hàng không sử dụng cáp USB-C Android để sạc iPhone 15 để tránh bị hư hỏng, tuy nhiên nội dung này được chứng minh là sai lầm.

Trí tuệ nhân tạo đang nóng lên tại Liên Hợp Quốc

Chỉ vài năm trước, trí tuệ nhân tạo (AI) hầu như không được nhắc đến trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Nhưng sau việc phát hành ChatGPT vào cuối năm ngoái, sự kiện này đã làm tăng thêm cả sự phấn khích lẫn lo lắng về AI, nó cũng đã trở thành một chủ đề nóng bỏng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm nay diễn ra vào ngày 25/9.

iPhone 15 Pro Max bị than phiền pin nóng?

Một số khách hàng đầu tiên sở hữu iPhone 15 Pro Max đã chia sẻ cảm giác khó chịu liên quan đến vấn đề điện thoại nóng quá mức, đặc biệt là khi sạc và sử dụng trong thời gian dài.

Keysight ra mắt bộ tạo tín hiệu vector mới đo các ứng dụng đa kênh băng rộng mật độ cao

N5186A MXG là bộ tạo tín hiệu vector (VSG) hiệu năng cao thế hệ tiếp theo trong danh mục sản phẩm bộ tạo tín hiệu X-Series của Keysight, cung cấp nhiều tín hiệu phức tạp riêng lẻ cần thiết cho các ứng dụng đa kênh băng rộng mật độ cao.

iPhone 15 Pro Max liệu có dễ tháo rời và sửa chữa?

Trong bài phân tích tháo rời mới nhất của mình, các chuyên gia tại iFixit đã chạm tay vào mẫu iPhone cao cấp nhất mà Apple vừa bán ra thị trường, iPhone 15 Pro Max.

4 mối đe dọa hàng đầu nhắm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đông Nam Á

Cùng với việc công bố các mối đe dọa nhắm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, Kaspersky cũng đồng thời chia sẻ các phương pháp tương ứng để tăng cường bảo mật cho hệ thống doanh nghiệp.

Pin là nỗi thất vọng lớn của iPhone 15 Pro Max?

Apple vẫn chưa cung cấp cụ thể các thông tin liên quan đến pin trên iPhone 15 Pro Max, nhưng dữ liệu mới có thể khiến nhiều người thất vọng.

FPT đồng hành triển khai, chia sẻ dữ liệu và công nghệ dùng chung, đẩy mạnh ứng dụng AI

Trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023), Tập đoàn FPT được vinh danh Công ty có môi trường công nghệ tốt nhất và có nhiều hoạt động ý nghĩa với Bộ ngành và cộng đồng chuyên gia.